Thủ tục nhập khẩu sản phẩm thực phẩm chức năng

Kinh doanh thực phẩm chức năng là hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đồng thời cũng mang đến những mặt rủi ro. Vậy quy trình, thủ tục nhập khẩu sản phẩm thực phẩm chức năng là gì? Được thực hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết sau để biết thêm thông tin chi tiết quy trình này nhé.

Thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng tên tiếng anh là (Functional Foods) được làm chủ yếu bởi các nguyên liệu tự nhiên, có tác dụng dinh dưỡng, hỗ trợ làm đẹp, tăng sức đề kháng cho cơ thể giảm bớt nguy cơ gây bệnh.

Tạo tinh thần thoải mái như: ăn ngon hơn, ngủ sâu giấc với những người có tình trạng mất ngủ lâu năm, tình trạng chóng mặt, đau dạ dày… Bổ sung nhiều loại vitamin, khoáng chất cần thiết giúp cân bằng và bảo đảm dưỡng chất cho cơ thể.

Thông tư 43/2014/TT-BYT ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y Tế, quy định chi tiết về quản lý thực phẩm chức năng.

Căn cứ vào điều 3 Thông tư 43/2014/TT-BYT đã nêu rõ:

  • Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
  • Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Căn cứ Khoản 1, Điều 14, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm:

“Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định.” Điều này quy định chính là phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm khi hàng về.

Xem thêm: công bố bao bì thực phẩm

Quy trình các bước nhập khẩu thực phẩm chức năng:Quy trình các bước nhập khẩu thực phẩm chức năng

Sau đây là các bước để tiến hành nhập khẩu thực phẩm chức năng:

Bước 1: Đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

Để nhập khẩu thực phẩm chức năng, bạn cần đến các cơ quan có thẩm quyền như: Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 hay Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia,… để tiến hành đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bước 2: Khai và truyền tờ khai hải quan

Ở bước này, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ thủ tục đính kèm V5, và kèm theo giấy đã được kiểm duyệt.

Bước 3: Làm thủ tục hải quan

Khi làm thủ tục hải quan, các bạn cần chuẩn bị trước công văn xin mang hàng về bảo quản để tránh mất thời gian khi nhân viên hải quan yêu cầu xuất trình. Bạn có thể tìm hiểu thêm về thủ tục hải quan tại đây.

Bước 4: Chuyên viên trung tâm kiểm tra kho hàng và lấy mẫu về kiểm tra

Ở bước này, chuyên viên của trung tâm bạn đã đăng ký sẽ tới kiểm tra kho hàng của bạn và lấy mẫu từ kho hàng về kiểm tra.

Bước 5 Trả kết quả kiểm tra

Sau khi kiểm tra nếu kết quả đạt, hàng của bạn sẽ được thông quan. Còn nếu kết quả không đạt thì bạn phải xuất trả lô hàng.

Quy trình công bố thực phẩm chức năng:

Theo quy định, các công ty, cơ sở chế biến thực phẩm chức năng phải công bố chất lượng sản phẩm trước khi bán ra thị trường nhằm mục đích mang lại những sản phẩm chất lượng, an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.

Các bước công bố thực phẩm chức năng gồm:

  • Bước 1: Gửi hồ sơ đã đầy đủ tài liệu pháp lý theo quy định về Cục An toàn thực phẩm
  • Bước 2: Cục An toàn thực phẩm tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ y tế sẽ cấp Giấy tiếp nhận bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
  • Bước 3: Trả Giấy tiếp nhận bản công bố cho cơ tổ chức, cá nhân.

Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy phép kinh doanh: Là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty nhập khẩu hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu và giấy chứng nhận sức khỏe: Do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ hoặc nhập khẩu cấp được hợp thức hóa lãnh sự.
  • Tài liệu chứng minh công dụng: Là các bằng chứng khoa học chứng minh công dụng, thành phần của sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng.
  • Giấy chứng nhận HACCP hoặc giấy chứng nhận ISO 22000/2005 (nếu có).
  • Chứng nhận công bố sản phẩm: Là chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và kết quả kiểm kiệm đến từ cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.

Lưu ý:  

  • Hồ sơ công bố sản phẩm phải được thể hiện bằng Tiếng Việt
  • Nếu đổi tên, nguồn gốc xuất xứ, thành phần của thực phẩm thì phải thực hiện công bố lại.
  • Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP, đơn vị sản xuất và nhập khẩu thực phẩm thì không cần công bố lại khi hết hạn.
  • Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP, việc kiểm nghiệm định kỳ không bắt buộc. 
  • Nếu không rõ về luật bạn có thể tìm đến các đơn vị dịch vụ công bố sản phẩm của các đơn vị khác.

Tạm kết:

Trên đây là các thông tin liên quan đến thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng. Nếu cần tư vấn hay giải đáp thắc mắc liên quan đến nhập khẩu thực phẩm chức năng, bạn có thể liên hệ với Oceanlaw theo các thông tin sau:

Website: https://congbothucphamnhanh.com

Hotline: (024) 3795 7779 hoặc 0904 445 449 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *