Hướng dẫn chi tiết công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm

Công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm là việc doanh nghiệp cần thực hiện đầu tiên trước khi đưa sản phẩm ra ngoài thị trường. Nhưng chi tiết thủ tục như thế nào? Bài viết dưới đây Oceanlaw hướng dẫn công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm cho doanh nghiệp. 

Hướng dẫn chi tiết công bố sản phẩm thực phẩm:

Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm đã được ký ban hành ngày 2/2, ngày diễn ra phiên họp Chính phủ thường kỳ đầu tiên trong năm 2018. 

Nghị định số 15 sẽ làm thay đổi các phương thức quản lý trước đó. Tức là thay vì tất cả các sản phẩm bao gói sản phẩm trước đây phải được cấp giấy xác nhận phù hợp.

Hiện có 3 nhóm sản phẩm bao gồm: nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ tới 36 tháng tuổi, phụ gia tổng hợp có công dụng mới và những sản phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt như thực phẩm cho người bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ thì phải đăng ký công bố sản phẩm với cơ quan quản lý.

công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm

Các sản phẩm còn lại sẽ do các doanh nghiệp tự công bố. Trong đó các chỉ tiêu an toàn về kim loại nặng, tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật. các vi sinh vật gây bệnh, nấm mốc, nấm men,…

Đối với kiểm soát thực phẩm nhập khẩu, Nghị định 15 sẽ giảm tối đa số lô sản phẩm phải kiểm nghiệm, đặc biệt là những sản phẩm đã công bố đăng ký chất lượng và các nhà máy đã có chứng nhận hệ thống GMP, HACCP,… khi nhập khẩu, hải quan chỉ kiểm tra hồ sơ, trừ trường hợp có cảnh báo và trường hợp sản phẩm ra thị trường mà phát hiện sai phạm thì sẽ đưa vào dạng kiểm soát chặt.

Ngày 12/11/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 155/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế.

Trong đó, bãi bỏ và sửa đổi nhiều nội dung quy định tại Nghị định số 15 Cụ thể: 

  • Bổ sung khoản 6 Điều 40;
  • Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 5.

Hồ sơ tự công bố tiêu chuẩn chất lượng

Theo quy định tại  Điều 5 – Nghị định số 15/2015/NĐ-CP. Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:

  • Bản tự công bố sản phẩm MẪU SỐ 1 NGHỊ ĐỊNH 152018 NĐ-CP.
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm.

Tuy nhiên trên thực tế, theo quy định của các Thông tư, hướng dẫn liên quan. Hồ sơ tự công bố sản phẩm tại Doanh nghiệp thông thường sẽ phải gồm những nội dung sau: 

  1. Bản tự công bố sản phẩm;
  2. Phiếu kiểm nghiệm;
  3. Nhãn chính sản phẩm;
  4. Bản tiêu chuẩn sản phẩm;
  5. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  6. Chứng chỉ ISO 22000.

Trình tự tự công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm:

Dưới đây là trình tự tự công bố thực phẩm thường mà Oceanlaw muốn chia sẻ tới quý khách hàng, doanh nghiệp:

  • Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định;
  • Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
  • Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ hai cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân đó chỉ cần nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó. 

Tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Đối tượng áp dụng công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm:

Nhóm tự công bố do cơ quan chức năng địa phương quản lý

  • Thực phẩm thường sản xuất trong nước.
  • Thực phẩm thường nhập khẩu.

Thực phẩm dinh dưỡng

  • Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Nhóm doanh nghiệp làm công bố tại Cục ATTP – Bộ Y tế

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
  • Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
  • Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Đơn vị thực hiện công bố chất lượng thực phẩm trọn gói:

Hầu hết mọi doanh nghiệp khi thực hiện công bố chất lượng thực phẩm thì sẽ không biết thực hiện sao cho đúng theo quy định của cơ quan chức năng ban hành. Vậy nên, Oceanlaw đưa đến giải pháp cho mọi doanh nghiệp bằng việc cung cấp dịch vụ công bố thực phẩm nói chung. Khách hàng khi đến với Oceanlaw sẽ được trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín, đảm bảo thời gian đúng như cam kết.

Công việc thực hiện Oceanlaw về công bố thực phẩm: 

  • Tiếp nhận thông tin khách hàng.
  • Nghiên cứu xem xét các tài liệu do khách hàng cung cấp.
  • Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm cho phù hợp với quy định hiện hành.
  • Xây dựng hồ sơ tự công bố sản phẩm gửi đến doanh nghiệp ký tên đóng dấu. Xây dựng và tối ưu hồ sơ tự công bố để không chỉ để hoàn thiện thủ tục còn thuận lợi cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp sau này (tối ưu cho xuất-trong nước sản phẩm) tránh các rủi ro không đáng có.
  • Nộp hồ sơ nên cơ quan nhà nước.

Với hơn 13 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực, Oceanlaw đã tư vấn cho không ít doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm trong nước và thực phẩm nhập khẩu. Chúng tôi luôn nhận được sự hài lòng từ quý khách hàng và nhận được sự tin cậy từ các doanh nghiệp, tập đoàn. 

Vậy nên, nếu có thắc mắc nào liên quan đến công bố thực phẩm thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

Website: https://congbothucphamnhanh.com

Hotline: (024) 3795 7779 hoặc 0903 481 181

Email: luatsu@oceanlaw.vn

Bài viết: Đăng ký lưu hành thực phẩm chức năng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *