Các sản phẩm thực phẩm chức năng trong nước trước khi đưa ra thị trường đều phải thực hiện công bố theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thủ tục hồ sơ công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước là gì? Cần thực hiện như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau, Oceanlaw sẽ chia sẻ cho bạn các thông tin liên quan đến việc công bố thực phẩm chức năng trong nước như sau:
Thủ tục công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước
Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng:
-
- Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
- Bản thông tin chi tiết về sản phẩm;
- Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng (bản gốc hoặc bản sao công chứng có kèm bản gốc để đối chiếu hoặc được hợp pháp hóa lãnh sự), gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, của phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận;
- Mẫu nhãn sản phẩm (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ;
- Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Kết quả thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm đối với thực phẩm chức năng có công dụng mới, được chế biến từ các chất mới hoặc theo công nghệ mới lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường Việt Nam chưa được chứng minh là an toàn và hiệu quả;
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng;
- Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Hồ sơ pháp lý chung công bố thực phẩm:
-
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực phẩm (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở nhập khẩu thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu).
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ hồ sơ công bố hợp quy và 01 bộ hồ sơ pháp lý chung.
Nơi tiếp nhận hồ sơ:
Cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ: Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ Y tế.
Dịch vụ công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước tại Oceanlaw
Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, Oceanlaw đã và đang tư vấn cung cấp dịch vụ cho nhiều khách trong việc công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước và nhập khẩu. Đến với Oceanlaw bạn sẽ hoàn toàn an tâm về chất lượng dịch vụ và cả chi phí thực hiện qua hotline 0903 481 181.
Trong quá trình thực hiện, Oceanlaw sẽ cung cấp các dịch vụ sau:
- Tư vấn cho khách hàng các vấn đề cần thiết liên quan đến việc công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu
- Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ cho việc công bố;
- Thay mặt khách hàng đưa ra các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm và tiến hành thủ tục cần thiết để kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm;
- Tư vấn và soạn thảo tất cả các tài liệu cần thiết cho việc công bố;
- Kê khai tài khoản trực tuyến, thay mặt khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan cấp phép cho đến khi được cấp giấy chứng nhận hợp quy hoặc giấy chứng nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
- Thay mặt khách hàng nhận kết quả từ cơ quan cấp phép và bàn giao lại cho khách hàng;
- Tư vấn các vấn đề pháp lý khác liên quan trong quá trình kinh doanh.
Thông tin liên hệ:
Website: https://congbothucphamnhanh.com
Hotline: (024) 3795 7779 hoặc 0903 481 181 (Zalo)
Tham khảo thêm bài viết: công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu