Công bố sản phẩm thực phẩm – Hướng dẫn chi tiết tự công bố – Công bố hợp quy

Công bố sản phẩm thực phẩm là quy định của mỗi doanh nghiệp khi thực hiện kinh doanh sản phẩm thực phẩm bao gồm cả thực phẩm thường và thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, nhà nước có quy định riêng về vấn đề công bố này, đây cũng là điểm nổi bật của nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và thi hành các Luật An toàn vệ sinh thực phẩm. Để khách hàng có thể hiểu hơn về luật an toàn vệ sinh thực phẩm thì Oceanlaw xin tư vấn các vấn đề sau đây.

Sản phẩm phải thực hiện thủ tục tự công bố

Sản phẩm cần thực hiện thủ tục tự công bố thực phẩm bao gồm các sản phẩm thông quan với hàng nhập khẩu, bán hàng, với hàng trong nước và các thủ tục tự công bố sản phẩm tại các cơ quan có thẩm quyền:

  • Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn;
  • Phụ gia thực phẩm;
  • Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
  • Dụng cụ chứa, đựng thực phẩm;
  • Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Các sản phẩm được miễn thủ tục tự công bố

  • Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
  • Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.

Lý do cần thực hiện tự công bố sản phẩm

  • Sản phẩm thực phẩm và liên quan đến thực phẩm là các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Do đó, các đơn vị kinh doanh sản phẩm dù là sản phẩm sản xuất trong nước, hay nhập khẩu thì đều phải tiến hành các thủ tục tự công bố sản phẩm hay thủ tục công bố hợp quy trước khi đến tay người tiêu dùng. 
  • Nếu như đơn vị kinh doanh sản phẩm mà không tiến hành thực hiện tự công bố sản phẩm thì sẽ bị phạt theo đúng quy định của pháp luật với số tiền trong khoảng từ 15 triệu đến 20 triệu đồng và còn có thể bị tiêu huỷ toàn bộ số sản phẩm đó.

Các bước thực hiện tự công bố sản phẩm doanh nghiệp cần thực hiện:

doanh nghiệp cần thực hiện tự công bố sản phẩm

Bước 1: Kiểm nghiệm sản phẩm

Bước 2: Tải Mẫu hồ sơ tự công bố thực phẩm mẫu số 01

Bước 3: Đặt số thứ hồ sơ tự hồ sơ sản phẩm

Bước 4: Ghi thông tin cơ sở vào các phần tương ứng: 

  • Thông tin về tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm
  • Địa chỉ 
  • Điện thoại
  • Email

Bước 5: Kê khai

  • Kê khai Mã số doanh nghiệp
  • Kê khai Số Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; Ngày cấp; Nơi cấp:

Các thông tin kê khai sản phẩm

Kê khai thông tin sản phẩm

Bước 1: Kê khai tên sản phẩm 

Tên sản phẩm kê khai phải thống nhất toàn bộ hồ sơ.

Bước 2: Kê khai thành phần 

Kê khai thành phần thì phải kê khai từng loại nguyên liệu đúng với thực tế sản xuất. Nếu như nguyên liệu là đa chất, phụ gia thực phẩm, phẩm màu thực phẩm,… thì phải có hồ sơ nguồn gốc rõ ràng.

Bước 3: Kê khai thời hạn sử dụng sản phẩm 

Thời gian sử dụng hay hạn sử dụng không bắt buộc nhưng phải kê khai kể từ ngày sản xuất đến khi hết hạn sử dụng sản phẩm đó.

Bước 4: Kê khai Hướng dẫn sử dụng 

Ở phần này thường sẽ được phân làm 2 phần:

  • Đối với thực phẩm thông thường: những từ thường gặp như: chiên, nướng, xào, nấu, ăn liền, nấu chín trước khi ăn,…
  • Đối với thực phẩm có công dụng

Lưu ý khi thực hiện kê khai hướng dẫn sử dụng thì cần phải chuẩn bị tài liệu được công nhận hoặc có nghiệm thu để chứng minh.

Bước 5: Kê khai phần bảo quản

Khi thực hiện kê khai phần bảo quản thì phải thực hiện đúng với điều kiện bảo quản thực tế để giữ sản phẩm tốt hơn.

Bước 6: Kê khai phần Quy cách đóng gói và chất liệu bao bì

Bao gồm kê khai sử dụng bao gói gì?Chất lượng bao gói là gì? Cần phải được khai báo thực thế nhất.

Bước 7: Kê khai khối lượng tịnh hoặc thể tích thực hoặc thể tích thực ở 20 °C tùy vào mỗi sản phẩm dạng rắn, lỏng, hay sệt.

Kê khai phần: Nhãn và Yêu cầu về an toàn thực phẩm

Nhãn và yêu cầu về nhãn là một phần quan trọng của kê khai. Cho nên doanh nghiệp cần phải thực hiện kê khai một cách chính xác. 

  • Nhãn: thực hiện kê khai theo các lưu ý bên trên
  • Lưu ý các yêu cầu an toàn thực phẩm khi thực hiện kê khai:

Bước 1: Thiết lập các Quy chuẩn kỹ thuật đúng bản chất của từng loại sản phẩm, như: Các Quyết định 46, QCVN 8-2, QCVN 8-1, QCVN 6-2, QCVN 9-1,…

Bước 2: Đối chiếu Kết Quả kiểm nghiệm với giới hạn trong Quy chuẩn, kiểm tra xem KQKN của sản phẩm đã kiểm có nằm trong giới hạn cho phép không?

Lưu ý

Nghị định 115/2018/NĐ-CP có hiệu lực 04/09/2018 có mức phạt rất nặng đối với hồ sơ tư công bố sản phẩm, nên doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ trước khi thực hiện các thủ tục tự công bố.

Nếu như doanh nghiệp không có chuyên môn thì doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ công bố sản phẩm thực phẩm hợp quy thực phẩm trọn gói của các đơn vị tư vấn luật. Oceanlaw là một đơn vị chuyên thực hiện các thủ tục liên quan đến tự công bố sản phẩm thực phẩm nói chung và thực phẩm chức năng, thực phẩm thường nói riêng,…

Vậy nên, nếu cần tư vấn hay thực hiện các thủ tục liên quan có thể liên hệ với chúng tôi theo các thông tin sau:

Website: https://congbothucphamnhanh.com

Hotline: (024) 3795 7779 hoặc 0904 445 449 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *