Hồ sơ công bố thực phẩm thường

Đã là thực phẩm thì trước khi đưa ra thị trường phải tiến hành công bố thực phẩm thường hoặc thực phẩm chức năng.

Thực phẩm thường là thực phẩm có thể dùng cho mọi đối tượng, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và không có cách sử dụng đặc biệt nào. Tuy vậy muốn đưa ra thị trường tiêu thụ đều phải tiến hành công bố chất lượng thực phẩm thường.

Công bố thực phẩm thường là gì?

Công bố thực phẩm thường là việc đăng ký sản phẩm đó với cơ quan nhà nước trước khi thực hiện đưa sản phẩm ra bên ngoài môi trường. 

Thực phẩm thường là  những thực phẩm sử dụng hàng ngày và không có tác dụng bồi bổ cơ thể như các sản phẩm thực phẩm chức năng. Công bố sản phẩm thực phẩm là yêu cầu cần có khi đưa sản phẩm ra bên ngoài. Để thực hiện điều đó, cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức cần phải tiến hành chuẩn bị hồ sơ công bố theo quy định của nhà nước. Hồ sơ bao gồm những gì? Cùng tìm hiểu qua mục dưới đây nhé.

Hồ sơ tự công bốthực phẩm theo quy định của pháp luật

Hồ sơ công bố thực phẩm thường

Hồ sơ công bố thực phẩm sản xuất trong nước:

  • Bản Công bố tiêu chuẩn sản;
  • Bản thông tin chi tiết về sản phẩm;
  • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn do phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận cấp;
  • Kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng;
  • Kế hoạch giám sát định kỳ;
  • Mẫu nhãn sản phẩm;
  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm;
  • Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000.

Hồ sơ công bố thực phẩm nhập khẩu:

  • Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm;
  • Bản thông tin chi tiết về sản phẩm;
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do – Certificate of Free Saledo cơ quan nhà nước xuất xứ có thẩm quyền cấp trong đó nội dung thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm (bản sao công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự);
  • Phiếu kiểm nghiệm – Certificate of Analysis – CA trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định;
  • Kế hoạch giám sát định kỳ;
  • Mẫu nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ;
  • Nội dung nhãn phụ sản phẩm;
  • Mẫu nhãn sản phẩm hoàn chỉnh;
  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP;
  • Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000.

Tạm kết

Sau khi hồ sơ hoàn thiện và đầy đủ, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm tại địa phương. Hồ sơ sẽ được quan chức năng xem xét và đăng tải thông tin doanh nghiệp và sản phẩm lên website quản lý trong khoảng 7 ngày làm việc.

Nếu còn bất kể khúc mắc nào liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký công bố thực phẩm thường bạn có thể liên hệ với Oceanlaw để được giải đáp và tư vấn cụ thể nhất.

Thông tin liên hệ: 

Hotline: (024) 3795 7779/ 0903 481 181

Xem thêm: thủ tục công bố thực phẩm thường nhập khẩu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *