Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng

Bất kể doanh nghiệp nào khi kinh doanh sản phẩm thực phẩm chức năng đều phải thực hiện các thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng đó. Vậy thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng là gì? Công bố thực phẩm chức năng là gì? Thực hiện nó như thế nào, cũng như số đăng ký thực phẩm chức năng là gì, các hồ sơ liên quan cần thực hiện là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau, Oceanlaw sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc đó.

Chính sách nhập khẩu thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng là mặt hàng thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Y Tế. Vậy nên, khi nhập khẩu thực phẩm chức năng thì cần phải đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm để có thể được thông quan. 

Theo thống tư 43/2014/TT-BYT quy định về quản lý thực phẩm chức năng thì đối với sản phẩm thực phẩm chức năng nhập khẩu cần phải thực hiện công bố theo quy định an toàn thực phẩm và đăng ký tại Bộ Y Tế. 

Tuy nhiên, theo nghị định 15/2018/NĐ-CP chỉ quy định công bố đối với các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, hay sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi. 

Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP thì các thực phẩm chức năng đều phải thực hiện đăng ký bản công bố sản phẩm trước khi đưa sản phẩm lưu hành ngoài thị trường. 

Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng:

Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng

Trước khi thực hiện thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng thì cần phải đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền.

  • Khai và truyền tờ khai hải quan đính kèm theo giấy đăng ký đã được duyệt.
  • Làm thủ tục hải quan và xin mang hàng về kho bảo quản.
  • Kiểm tra kho và lấy mẫu về kiểm tra.
  • Sau khi kiểm tra, nếu kết quả đạt, nộp bổ sung kết quả cho Hải quan để thông quan lô hàng. Nếu không đạt thì phải xuất trả.

Hồ sơ nhập khẩu thực phẩm chức năng:

Hồ sơ nhập khẩu thực phẩm chức năng bao gồm:

  • Hóa đơn thương mại hay Commercial Invoice.
  • Phiếu đóng gói hàng hóa hay Packing List.
  • Vận đơn đường biển hay Bill of Lading.
  • Hợp đồng thương mại hay Sales Contract.
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hay C/O (nếu có).
  • Tờ khai hải quan
  • Công bố thực phẩm chức năng.

Các loại thuế doanh nghiệp phải đóng khi nhập khẩu TPCN:

Khi tiến hành nhập khẩu thực phẩm chức năng thì doanh nghiệp cần phải thực hiện các loại thuế thu nhập sau: 

  • Thuế giá trị gia tăng của thực phẩm chức năng sẽ là 10%.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi thực phẩm chức năng sẽ chia theo các mã HS cụ thể. Nếu mã HS là 2106, thuế nhập khẩu sẽ là 15%. Nếu mã HS là 2202, thuế nhập khẩu là 30%.

Với trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm chức năng từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Chính phủ Việt Nam. Thì doanh nghiệp có thể sẽ nhận các mức thuế nhập khẩu với các ưu đãi như sau: 

  • Nếu có C/O form E, thuế suất nhập khẩu ưu đãi doanh nghiệp nhận được là 0%.
  • Nếu nhập từ các nước EVFTA, thuế suất nhập khẩu ưu đãi doanh nghiệp nhận được 22.5%.

Trong trường hợp doanh nghiệp không có kinh nghiệm và không có thời gian làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng thì có thể liên hệ với đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ nhập khẩu. Oceanlaw tự tin sẽ đem lại giấy phép nhập khẩu cho doanh nghiệp với thời gian nhanh và tiết kiệm chi phí nhất trên thị trường hiện nay. 

Ý nghĩa của số đăng ký thực phẩm chức năng:

số đăng ký thực phẩm chức năng

Số đăng ký thực phẩm chức năng là số giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm thực phẩm chức năng được cấp bởi cơ quan nhà nước. Mã số này được đặt phía trên cùng bên tay trái của giấy tiếp nhận công bố.

Đối với số đăng ký hợp quy được cấp bởi Cục an toàn thực phẩm:

  • Số đăng ký được: (số thứ tự)(năm cấp)/ATTP-TNCB
  • Ví dụ: Số đăng ký công bố là Số 269103/2018/ATTP-TNCB thì chúng ta hiểu: 269103 là số thứ tự, 2018 là năm cấp, ATTP-TNCB tức là An toàn thực phẩm – Tiếp nhận công bô.

Với số đăng ký trên giấy công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cấp bởi Cục an toàn thực phẩm:

  • Số đăng ký được ký hiệu: (số thứ tự)/(năm cấp)/ATTP-XNCB.
  • Ví dụ: Số đăng ký trên giấy là Số 13965/2015/ATTP-TNCB thì 13965 là số thứ tự, 2015 là năm cấp và ATTP-TNCB là An toàn thực phẩm – Tiếp nhận công bố.

Đối với số đăng ký thực phẩm chức năng do Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố cấp

  • Số đăng ký được ký hiệu: (số thứ tự)(năm cấp)/YT+Tên viết tắt tỉnh, thành phố-TNCB hoặc (số thứ tự)(năm cấp)/YT+Tên viết tắt tỉnh, thành phố-XNCB.
  • Quy ước viết tắt của tên tỉnh, thành phố như sau: Ví dụ: Số 35/2016/YTBG-TNCB.
  • 35: số thứ tự.
  • 2016: năm cấp.
  • YTBG: Y tế Bắc Giang.
  • TNCB: Tiếp nhận công bố.

Tạm kết:

Trên đây là các thông tin liên quan đến thủ tục nhập khẩu sản phẩm thực phẩm chức năng và số đăng ký thực phẩm chức năng. Oceanlaw với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý, chắc chắn sẽ mang đến cho quý khách hàng dịch vụ uy tín, chuyên nghiệp. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo các thông tin sau:

Website: https://congbothucphamnhanh.com

Hotline: (024) 3795 7779 hoặc 0904 445 449 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *