Thủ tục công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu

Căn cứ theo Luật An Toàn thực phẩm và Nghị định 15/2018 NĐ-CP quy định trước khi đưa sản phẩm chức năng ra thị trường thì doanh nghiệp cần phải thực hiện các thủ tục công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu (TPCN). 

Oceanlaw chuyên cung cấp dịch vụ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu nhanh nhất và thuận tiện nhất cho các doanh nghiệp nhờ các chuyên viên giàu kinh nghiệm thực hiện.

Căn cứ pháp lý việc xin giấy phép công bố thực phẩm chức năng:

  • Luật An toàn thực phẩm 2012;
  • Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm;
  • Thông tư 19/2012/TT-BYT hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
  • Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định về quản lý thực phẩm chức năng;
  • Nghị định 47/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa.

Thủ tục công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu :

Thủ tục đăng ký công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu
Thủ tục đăng ký công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu

Để thực hiện công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu cần phải thực hiện các bước:

Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm chức năng qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Hoặc có thể gửi qua đường bưu điện hay cũng có thể đến nộp trực tiếp cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo các quy định ban hành.

Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký, cơ quan tiếp nhận theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP sẽ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định.

Thời gian thẩm định hồ sơ được tính từ thời điểm hồ sơ được nộp trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc theo dấu đến của cơ quan tiếp nhận (trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp).

Bước 3: Trong trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm của doanh nghiệp hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Lưu ý, chỉ được yêu cầu sửa đổi, và bổ sung 01 lần duy nhất.

Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. 

Sau 90 ngày kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.

Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo sản phẩm đó thì doanh nghiệp cần phải công bố lại sản phẩm. 

Các trường hợp có sự thay đổi khác thì doanh nghiệp cần thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm. Khi đó, tổ chức, cá nhân có thể tự tra cứu công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu hay thực phẩm chức năng thường ở trên trang thông tin điện tử dễ dàng.

Thời hạn của Giấy chứng nhận tiêu chuẩn:

  • 05 năm với sản phẩm của doanh nghiệp có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến: HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương;
  • 03 năm đối với sản phẩm của doanh nghiệp không có các chứng chỉ trên.

Tạm kết:

Trên đây là thủ tục công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu chi tiết mà Oceanlaw muốn chia sẻ tới quý doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này, doanh nghiệp có thể nắm rõ được các giấy tờ, thủ tục liên quan đến việc công bố thực phẩm chức năng.

Nếu trong quá trình thực hiện, quý khách hàng có gặp bất kể vấn đề nào thì hãy liên hệ với Oceanlaw theo số điện thoại (024) 3795 7779 hoặc 0904 445 449 để được các chuyên viên tư vấn giải đáp thắc mắc một cách chi tiết nhất về dịch vụ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu cũng như các hồ sơ giấy tờ liên quan nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *