Quy trình công bố thực phẩm thường nhập khẩu như thế nào?

Công bố thực phẩm trước khi đưa ra ngoài thị trường là một việc làm thiết yếu của mỗi doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu những quy trình công bố thực phẩm thường nhập khẩu qua bài viết sau đây mà Oceanlaw muốn chia sẻ cho các doanh nghiệp để hiểu rõ hơn về quy định công bố cho doanh nghiệp của mình nhé!

1. Khi nào cần công bố chất lượng thực phẩm?

Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của luật An toàn thực phẩm. Những sản phẩm thực phẩm cần được đăng ký công bố và chờ cơ quan chức năng cấp số trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường bao gồm:

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
  • Thực phẩm dinh dưỡng, dùng cho chế độ ăn đặc biệt, dùng riêng cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi;
  • Các loại phụ gia thực phẩm có công thức mới, không đúng đối tượng sử dụng theo quy định của Bộ y tế hoặc không có trong danh mục phụ gia được phép sử đụng trong thực phẩm.

Các loại thực phẩm còn lại không nêu ở trên thì làm hồ sơ tự công bố.

2. Quy trình công bố sản phẩm thực phẩm thường nhập khẩu về Việt Nam

quy trình công bố thực phẩm thường nhập khẩu
Quy trình công bố thực phẩm thường nhập khẩu

Trong Điều 8 Nghị định số 15/018/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành cũng nêu rõ quy trình tự công bố thực phẩm thường nhập khẩu diễn ra như sau:

Bước 1: Thực hiện nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đến các cơ quan có thẩm quyền. Có thể sử dụng hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện.

Bước 2: Sau khi nộp hồ sơ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ xử lý hồ sơ và sẽ phải có trách nghiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo mẫu 03 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 15/018/NĐ-CP.

Bước 3: Sửa đổi, bổ sung hồ sơ:

    • Nếu không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm hay cần sửa đổi, bổ sung. Thì cơ quan tiếp nhận sẽ có văn bản trả lại trong vòng 7 ngày. Sau 90 ngày tính từ khi nhận được công văn trả lại mà tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.
    • Ngoài ra, cũng theo quy định về công bố sản phẩm trong Nghị định số 15/018/NĐ-CP còn nêu rõ nếu cá nhân, tổ chức muốn thay đổi tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần thì buộc phải công bố lại sản phẩm. Các trường hợp thay đổi khác thì cần gửi văn bản thông báo cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ có thẩm quyền về các nội dung cần thay đổi.

Bước 4: Công bố sản phẩm: Sau quá trình thẩm định, hồ sơ đã đạt tiêu chuẩn không cần chỉnh sửa bổ sung thì cơ quan có trách nhiệm thông báo tên, sản phẩm trên trang thông tin điện tử và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.

Bước 5: Nộp phí: Cá nhân, tổ chức cần nộp đầy đủ phí cho cơ quan theo quy định của pháp luật.

Tạm kết

Trên đây là những quy trình, thủ tục công bố thực phẩm thường nhập khẩu mà Oceanlaw muốn chia sẻ đến cho quý khách hàng. Hy vọng qua bài viết này quý doanh nghiệp có thể hiểu rõ được quy trình công bố thực phẩm. Nếu có bất cứ vấn đề gì cần giải đáp thì hãy liên hệ với Oceanlaw, đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm sẽ tư vấn và hỗ trợ cho quý khách nhanh nhất, tận tận và khiến quý khách cảm thấy hài lòng nhất.

Hotline: (024) 3795 7779 hoặc 0904 445 449

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *