Trên thị trường hiện nay, thực phẩm chức năng khá được ưa chuộng và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, đây là một ngành nghề kinh doanh chịu sự quản lý khắt khe từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người dùng.
Vậy nên, doanh nghiệp khi sản xuất, kinh doanh cần phải thực hiện đầy đủ các thủ tục công bố thực phẩm chức năng trước khi đưa sản phẩm ra ngoài thị trường. Vậy công bố hợp quy là gì? Cần phải thực hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây, Oceanlaw sẽ giúp bạn giải quyết mọi khúc mắc mà mình đang băn khoăn nhé.
1. Công bố hợp quy thực phẩm chức năng là gì?
Căn cứ Điều 3 – Thông tư 43/2014/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về quản lý thực phẩm chức năng (Thông tư 43/2014/TT-BYT) thì đối với sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường; đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Vậy nên, công bố sản phẩm thực phẩm chức năng là việc mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần thực hiện công bố đối tượng sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh sao cho đảm bảo phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật yêu cầu tương ứng.
2. Quy trình công bố hợp quy thực phẩm chức năng
Trường hợp 1: Trình tự, thủ tục công bố hợp quy khi công ty đã có quy chuẩn kỹ thuật điều chỉnh
Bước 1: Đánh giá hợp quy
Doanh nghiệp thực hiện đánh giá hợp quy theo một trong hai phương thức sau:
- Tự đánh giá hợp quy theo nội dung đánh giá hợp quy theo quy định của pháp luật và thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận
- Thông qua tổ chức chứng nhận hợp quy do Bộ Y tế chỉ định.
Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy
- Doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân công bố sản phẩm lập và nộp hồ sơ công bố theo quy định đến cơ quan tiếp nhận đăng ký.
Trường hợp 2: Sản phẩm của doanh nghiệp hiện đang không có quy chuẩn kỹ thuật điều chỉnh.
Do đó, khi thực hiện công bố sản phẩm doanh nghiệp sẽ phải thực hiện theo thủ tục công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Bước 1: Đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm
- Doanh nghiệp cần thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận; đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm dựa trên kết quả kiểm nghiệm.
Bước 2: Đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
- Tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm lập và nộp hồ sơ công bố đến Cục an toàn thực phẩm
3. Thành phần hồ sơ công bố thực phẩm chức năng hợp quy
3.1. Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định (bên thứ ba).
Hồ sơ bao gồm:
- Bản công bố hợp quy được quy định;
- Bản thông tin chi tiết sản phẩm phải có đóng dấu giáp lai của bên thứ ba;
- Chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của bên thứ ba (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu);
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu).
3.2. Công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bên thứ nhất)
Hồ sơ bao gồm:
- Bản công bố hợp quy được quy định;
- Bản thông tin chi tiết về sản phẩm;
- Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; do các đối tượng sau cấp: Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng); hoặc Phòng kiểm nghiệm của nước xuất xứ được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thừa nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự);
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng (bản xác nhận của bên thứ nhất);
- Kế hoạch giám sát định kỳ (bản xác nhận của bên thứ nhất);
- Báo cáo đánh giá hợp quy (bản xác nhận của bên thứ nhất);
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu).
Tạm kết
Bài viết này đã tổng hợp các vấn đề liên quan đến quy trình công bố hợp quy thực phẩm chức năng cho doanh nghiệp. Nếu như có các vấn đề cần thắc mắc hay hỗ trợ thì bạn có thể liên hệ trực tiếp với Oceanlaw để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc.
Website: https://congbothucphamnhanh.com/
Hotline: (024) 3795 7779 hoặc 0903 481 181