Hồ sơ đăng ký công bố thực phẩm thường

Doanh nghiệp bạn đang kinh doanh các sản phẩm thường cần công bố nhưng không biết hồ sơ đăng ký công bố thực phẩm thường cần những giấy tờ gì? Cụ thể các giấy tờ liên quan khi công bố? Điều này không phải ai cũng biết. Đặc biệt là những người không có chuyên môn trong lĩnh vực này.

Vậy làm sao để hoàn thiện hồ sơ, quy trình đăng ký công bố thực phẩm thường? Cùng theo dõi bài viết dưới đây, Oceanlaw sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

1. Cơ sở pháp lý đăng ký công bố thực phẩm thường

Khi làm hồ sơ, thủ tục công bố thực phẩm, tổ chức, cá nhân cần căn cứ vào các loại văn bản:

  • Luật An Toàn thực phẩm số 55/2010/QH12;
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

2. Hồ sơ đăng ký công bố thực phẩm thường

hồ sơ đăng ký công bố thực phẩm thường

Hồ sơ để thực hiện quy trình đăng ký công bố thực phẩm thường nhập khẩu và thực phẩm thường trong nước sẽ bao gồm các giấy tờ như:

  • Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm;
  • Bản tiêu chuẩn cơ sở do thương nhân ban hành;
  • Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định (đối với các sản phẩm trong nước).
  • Certificate of Analysis – Kết quả kiểm nghiệm: trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định hoặc có giấy chứng nhận lưu hành tự do, Giấy chứng nhận y tế, hoặc tương đương do cơ quan nhà nước xuất xứ có thẩm quyền cấp (đối với thực phẩm nhập khẩu);
  • Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài (bản sao có công chứng);
  • Tiêu chuẩn sản phẩm (Products Specification) của nhà sản xuất. Hoặc Phiếu kết quả kiểm nghiệm của nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm định độc lập nước xuất xứ;
  • Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân); Mẫu có gắn nhãn (nếu có yêu cầu để thẩm định);
  • Bản sao có công chứng nước ngoài hoặc trong nước của một trong các giấy chứng nhận sau (nếu có): Chứng nhận GMP (thực hành sản xuất tốt); HACCP (hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn); hoặc giấy chứng nhận tương đương;
  • Bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận;
  • Bản sao Hợp đồng thương mại (nếu có).

Chỉ cần đầy đủ các giấy tờ liên quan bên trên cùng với việc hợp tác lựa chọn đơn vị đại diện công bố thực phẩm thường nhằm xử lý các vấn đề liên quan phát sinh trong quá trình đăng ký. 

Tạm kết

Oceanlaw cung cấp dịch vụ công bố thực phẩm trong nước và công bố thực phẩm thực phẩm nhập khẩu với tiêu chí nhanh nhất, chính xác nhất và đảm bảo hài lòng mọi doanh nghiệp. Gọi ngay cho Oceanlaw với hotline: (024) 3795 7779 hoặc 0903 481 181 để được tư vấn miễn phí về thủ tục hỗ trợ doanh nghiệp trong việc công bố thực phẩm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *