DỊCH VỤ CÔNG BỐ THỰC PHẨM UY TÍN TẠI HÀ NỘI

Oceanlaw là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ công bố thực phẩm bao gồm thực phẩm chức năng, thực phẩm thường uy tín số 1 tại Hà Nội. Oceanlaw với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm cùng trình độ chuyên môn cao khẳng định sẽ tư vấn và xử lý các vấn đề cho khách hàng nhanh nhất, đảm bảo mặt pháp lý cho sản phẩm lưu thông trên thị trường. 

Dưới đây là dịch vụ công bố thực phẩm chức năng tại Oceanlaw cùng các thông tin liên quan đến hồ sơ công bố. Cùng theo dõi để nắm rõ và hiểu được chi tiết các quy trình nhé.

Các văn bản quy phạm pháp luật về công bố chất lượng sản phẩm

 Văn bản quy phạm pháp luật quy định về công bố chất lượng bao gồm:

  • Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12
  • Nghị định 15/2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm
  • Quyết định 46/2007/BYT Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm

Trình tự, quy trình thực hiện dịch vụ công bố thực phẩm tại Hà Nội

dịch vụ công bố thực phẩm

Bước 1: Khi xác định sản phẩm cần công bố chất lượng thì cần phải trả lời 3 câu hỏi sau:

  • Tên sản phẩm là gì?
  • Thành phần cấu tạo của sản phẩm?
  • Mục đích sử dụng của sản phẩm?

Sau khi trả lời được các câu hỏi trên thì sẽ xác định được loại sản phẩm thực phẩm này là gì? Để có thể xác định làm hồ sơ đăng ký tự công bố thực phẩm hay đăng ký công bố cho phù hợp nhất có thể.

Bước 2: Lên các chỉ tiêu để xét nghiệm mẫu sản phẩm

  • Chuẩn bị mẫu sản phẩm để xét nghiệm
  • Gửi mẫu đến phòng thí nghiệm được Bộ Y tế công nhận và đính kèm theo danh sách các chỉ tiêu cần kiểm tra

Bước 3: Soạn thảo hồ sơ

Bước 4: Nộp hồ sơ và chờ phản hồi kết quả công bố.

Thành phần hồ sơ công bố sản phẩm

Theo nghị định số 15/2018/NĐ-CP thành phần hồ sơ công bố bao gồm:

  •  Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn là 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ công bố được cấp bởi phòng kiểm nghiệm chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
  • Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu.
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm.
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân.

Thời hạn giải quyết

Thời hạn giải quyết làm hồ sơ công bố là 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

Thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi và 21 ngày làm việc đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Điều kiện thực hiện công bố

Điều kiện thực hiện công bố thực phẩm bao gồm:

  • Có bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
  • Có Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự).
  • Có Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
  • Có Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu
  • Có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Tạm kết

Trên đây là các thông tin liên quan đến công bố thực phẩm chức năng. Nếu cần tư vấn về dịch vụ bạn có thể liên hệ với Oceanlaw theo các thông tin sau:

Website: https://congbothucphamnhanh.com

Hotline: (024) 3795 7779 hoặc 0904 445 449 

Tham khảo dịch vụ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *