Hiện nay, thủ tục đăng ký thực phẩm thường đã được rút ngắn và thực hiện một cách đơn giản, nhanh chóng hơn rất nhiều từ sau khi nghị định 15/2018/NĐ-CP được ban hành. Không như trước đây mỗi khi doanh nghiệp cần đăng ký công bố sản phẩm thực phẩm thì đều phải thực hiện nhiều ngày để hoàn tất các thủ tục hồ sơ công bố.
Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng sẽ khiến cho không ít doanh nghiệp lúng túng và không biết phải chuẩn bị hồ sơ ra sao, đăng ký công bố thực phẩm thường ở đâu? Thì ngày sau đây, Oceanlaw sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
1. Công bố thực phẩm thường là gì?
Công bố thực phẩm thường là việc thực hiện các công việc đăng ký sản phẩm thực phẩm thường của doanh nghiệp với cơ quan chức năng có thẩm quyền nhằm đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm và an toàn với người tiêu dùng.
Thực phẩm thường là những thực phẩm được dùng hàng ngày và không có tác dụng bồi bổ cơ thể như sản phẩm thực phẩm chức năng. Việc công bố sản phẩm này là một trong những yêu cầu bắt buộc cần phải được thực hiện trước khi đưa ra ngoài thị trường.
Điều kiện công bố thực phẩm thường tại Việt Nam:
– Cơ sở phải có giấy đăng ký kinh doanh và ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
– Cơ sở phải có giấy chứng nhận là cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
2. Tại sao phải công bố thực phẩm thường?
Công bố thực phẩm thường mang đến những lợi ích cho mọi doanh nghiệp như:
- Xây dựng một thương hiệu riêng, có tên tuổi và có chỗ đứng trên thị trường.
- Tạo lợi thế cạnh tranh riêng của doanh nghiệp với những doanh nghiệp khác chưa có giấy công bố thực phẩm.
- Xây dựng được niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm đã được kiểm định.
- Khách hàng dễ dàng đón nhận sản phẩm mới của doanh nghiệp khi tung ra ngoài thị trường.
3. Quy định trong luật công bố thực phẩm thường
Các quy định trong công bố thực phẩm thường mà doanh nghiệp cần nắm rõ:
3.1 Đối tượng cần thực hiện công bố thực phẩm
- Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức kinh doanh, sản xuất thực phẩm đã có giấy phép kinh doanh tại Việt Nam.
- Đại diện của các công ty nước ngoài đưa thực phẩm vào lưu thông trong thị trường Việt Nam.
3.2 Sản phẩm cần được đăng ký công bố thực phẩm.
Trong nghị định số 15/2018/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành có nêu rõ những nhóm thực phẩm cần được đăng ký công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm với cơ quan chức năng nhà nước trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ bao gồm:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Thực phẩm nằm trong danh sách chế độ ăn đặc biệt
- Thực phẩm dinh dưỡng y học
- Sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi
- Các chất phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới hay chất phụ gia không nằm trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng với đối tượng mà Bộ y tế đã quy định.
3.3 Cơ sở pháp lý làm thủ tục đăng ký công bố thực phẩm.
Khi làm hồ sơ, thủ tục công bố thực phẩm, tổ chức, cá nhân cần căn cứ vào các loại văn bản:
- Luật An Toàn thực phẩm số 55/2010/QH12
- Thông tư số 19/2012/TT-BYT Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều luật an toàn thực phẩm
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm
3.4 Thực phẩm được phép tự công bố.
Ngoài những nhóm thực phẩm bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng kể trên, một số nhóm thực phẩm sẽ được phép tự công bố, tức là doanh nghiệp tự do công bố với cơ quan có thẩm quyền mà không có sự bắt buộc của nhà nước. Cụ thể như:
- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
- Dụng cụ chứa, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- Sản phẩm, nguyên liệu trong sản xuất, xuất nhập khẩu phục vụ cho việc sản xuất nội bộ mà không tiêu thụ ra bên ngoài hoặc để sản xuất gia công hàng xuất khẩu. Những sản phẩm thực phẩm nằm trong nhóm này còn được miễn thủ tục tự công bố.
4. Công bố thực phẩm thường ở đâu?
Để thực hiện các thủ tục công bố thực phẩm thường thì bạn cần phải nộp hồ sơ tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như:
- Với thực phẩm thường nhập khẩu, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm: nộp tại Bộ y tế – Cục an toàn thực phẩm.
- Thực phẩm sản xuất trong nước, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm: nộp tại Sở y tế – Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tuy nhiên, việc thực hiện tự đăng ký công bố thực phẩm thường khá phức tạp và mấy nhiều thời gian của doanh nghiệp. Đặc biệt là với những người không có chuyên môn trong lĩnh vực này. Vậy nên, bạn không thể tự đăng ký công bố thực phẩm thường nói chung và tự đăng ký công bố thực phẩm thường nhập khẩu cũng như thực phẩm thường trong nước nói riêng mà không xảy ra các vấn đề phát sinh được. Bạn cần tìm đến các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công bố thực phẩm. Oceanlaw là một trong những đơn vị được khách hàng tin tưởng và lựa chọn nhiều nhất trong thời gian qua. Chúng tôi với đội ngũ chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, đảm bảo doanh nghiệp bạn sẽ nhận được số công bố nhanh nhất và tiết kiệm chi phí nhất.
Tạm kết
Vậy nên, nếu như còn thắc mắc hay cần tư vấn chi tiết về các vấn đề liên quan đến hồ sơ công bố thực phẩm thường, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ số hotline: (024) 3795 7779 hoặc 0904 445 449 để gặp chuyên viên tư vấn hỗ trợ bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề này.