Luật an toàn thực phẩm Việt Nam có phân loại thực phẩm thường thành 2 nhóm dựa theo nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm đó là: công bố thực phẩm thường trong nước và công bố thực phẩm thường nhập khẩu.
Trong bài viết dưới đây, Oceanlaw sẽ hướng dẫn cho doanh nghiệp chi tiết thủ tục đăng ký công bố thực phẩm thường sản xuất trong nước. Cùng tìm hiểu để nắm rõ các thông tin liên quan cần thiết cho doanh nghiệp của mình nhé!
1. Quy định liên quan đến hồ sơ công bố thực phẩm thường
Hồ sơ công bố thực phẩm thường dưới đây có thể áp dụng cho cả thực phẩm sản xuất trong nước và thực phẩm nhập khẩu:
- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025.
- Bao gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, các tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
2. Thủ tục đăng ký tự công bố thực phẩm thường trong nước
Trình tự quy trình công bố thực phẩm thường trong nước bao gồm các bước:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tự công bố
- Chuẩn bị các thông tin về sản phẩm cần được công bố. Trong đó cần chú ý đến các thông tin như: tên sản phẩm, nhãn sản phẩm, thông tin cảnh báo, quy cách đóng gói, hạn sử dụng,…
- Lập chỉ tiêu công bố và Kiểm nghiệm sản phẩm;
- Làm nhãn sản phẩm và dịch nhãn.
Bước 2: Nộp hồ sơ tự công bố
Hồ sơ cần nộp bao gồm:
- Bản tự công bố sản phẩm;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ.
- Nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm dự kiến;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm hoặc Giấy chứng nhận có giá trị tương đương.
Nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm
- Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hay cũng có thể niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân.
- Đồng thời tổ chức, doanh nghiệp cá nhân công bố trên hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm.
- Nếu trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản tự công bố đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
3. Oceanlaw thực hiện quy trình, thủ tục nào cho việc đăng ký công bố thực phẩm thường trong nước.
Để giúp quý khách hàng nắm rõ hơn về dịch vụ công bố an toàn thực phẩm thường sản xuất trong nước của Oceanlaw. Chúng tôi xin đưa ra quy trình như sau:
- Chuyên viên tư vấn sẽ tiếp nhận thông tin khách hàng. Sau đó tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan đến kiểm nghiệm và công bố thực phẩm thường nội địa.
- Xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm, và gửi mẫu kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm nghiệm theo quy định của nhà nước.
- Đối chiếu kết quả nhằm đảm bảo đạt theo quy định hiện hành của Bộ Y Tế. Xây dựng hồ sơ tự công bố, hướng dẫn sửa nhãn theo đúng quy định hiện hành và gửi đến doanh nghiệp xác nhận.
- Tiến hành nộp và theo dõi hồ sơ trong suốt quá trình.
- Thông báo và hướng dẫn doanh nghiệp cách kiểm tra thông tin khi hồ sơ được đăng tải trên trang thông tin điện tử.
- Hỗ trợ tư vấn cả sau khi hoàn thành công bố sản phẩm.
Những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn phần nào giúp bạn hiểu được các thủ tục đăng ký công bố thực phẩm thường sản xuất trong nước đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí cũng như thời gian. Nếu còn bất kể thắc mắc nào cần tư vấn về vấn đề hoàn thiện thủ tục đăng ký công bố thực phẩm thì bạn hãy liên hệ ngay với Oceanlaw để được tư vấn miễn phí.
Hotline: (024) 3795 7779 hoặc 0904 445 449