Thực phẩm chức năng là sản phẩm mà người tiêu dùng sử dụng hàng ngày để tăng sức đề kháng, sức khẻo và ngăn ngừa một số bệnh lý khác. Do đó sản phẩm yêu cầu khắt khe về việc đảm bảo an toàn sức khoẻ người tiêu dùng.
Vậy nên, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thực phẩm chức năng cần phải thực hiện công bố đảm bảo an toàn thực phẩm với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Vậy đăng ký công bố thực phẩm chức năng ở đâu? Cần thực hiện các thủ tục đăng ký nào? Cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau nhé.
1. Thực phẩm chức năng là gì?
Thực phẩm chức năng là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Trong thành phần của thực phẩm chức năng có chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau:
- Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;
- Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa;
Thực phẩm chức năng được trình bày ở dạng chế biến như viên nang, viên hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng và các dạng bào chế khác và được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ.
2. Thủ tục công bố thực phẩm chức năng là gì?
Thủ tục công bố thực phẩm chức năng là thủ tục mà cá nhân kinh doanh thực phẩm chức năng phải thực hiện để sản phẩm có thể lưu thông trên thị trường Việt Nam.
Thực phẩm chức năng là một trong các sản phẩm phải thực hiện đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định tại Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, nên thủ tục công bố thực phẩm chức năng bản chất là thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm.
3. Khi nào phải thực hiện thủ tục công bố thực phẩm chức năng?
Thực phẩm chức năng được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, trước khi được phép lưu hành ra thị trường thì cần làm thủ tục công bố thực phẩm chức năng
4. Đăng ký công bố thực phẩm chức năng ở đâu?
Việc Công bố thực phẩm chức năng căn cứ theo Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế về Quản lý thực phẩm chức năng thì kể cả thực phẩm chức năng sản xuất trong nước hay thực phẩm chức năng đều thực hiện công bố tại Cục an toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Bộ y tế.
Để có thể tìm hiểu thêm về vấn đề Công bố thực phẩm chức năng thì các bạn có thể xem thêm các văn bản pháp lý:
- Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế về Quản lý thực phẩm chức năng
- Thông tư 63/2010 hướng dẫn giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
- Quyết định 10/2010 cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do hàng hóa xuất nhập khẩu
- Nghị định 38/2012 quy định an toàn thực phẩm, công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
5. Điều kiện để thực hiện thủ tục công bố thực phẩm chức năng
– Điều kiện của cơ sở:
+ Tổ chức thực hiện thủ tục công bố phải có đăng ký kinh doanh, có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng phải đảm bảo đạt cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cụ thể phải có một trong các chứng nhận sau: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP)
– Điều kiện của sản phẩm:
+ Sản phẩm thực phẩm chức năng nhập khẩu từ nước ngoài phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế do cơ quan nước xuất khẩu cấp để đảm bảo sản phẩm được lưu hành tự do tại thị trường nước xuất khẩu.
+ Sản phẩm phải được kiểm tra chất lượng để đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế.
6. Mức xử phạt khi không thực hiện thủ tục công bố thực phẩm chức năng
– Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, mức xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật trong sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm mà không có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.
+ Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng.
Về hồ sơ công bố quý doanh nghiệp có thể tham khảo tại bài hồ sơ đăng ký công bố thực phẩm mà Oceanlaw đã cung cấp trong chuyên mục trước.
Những thông tin trên ắt hẳn đã phần nào giải đáp được thắc mắc liên quan đến công bố thực phẩm chức năng ở đâu? mà doanh nghiệp đang quan tâm.
Nếu còn thắc mắc hay còn cần những thông tin liên quan khác thì bạn có thể tham khảo những bài viết trong chuyên mục công bố thực phẩm của chúng tôi hoặc truy cập website: https://congbothucphamnhanh.com để tìm hiểu rõ hơn từng phần này nhé.
Hotline: (024) 3795 7779/ 0904 445 449
>>> Xem thêm: cách tra cứu công bố thực phẩm chức năng online