Các sản phẩm thực phẩm trước khi đưa ra bên ngoài thị trường đều phải có giấy xác nhận công bố quy định an toàn thực phẩm. Vậy làm thế nào để xin được giấy xác nhận công bố một cách nhanh chóng, đơn giản? Bài viết dưới đây, Oceanlaw sẽ giúp quý khách hàng có câu trả lời chính xác nhất về vấn đề này.
Tại sao cần thực hiện công bố an toàn thực phẩm?
Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh tại Việt Nam đề bắt buộc phải thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá trước khi đưa vào thị trường. Nếu doanh nghiệp không thực hiện công bố chất lượng sản phẩm theo quy định thì sẽ phải bị phạt 40-50 triệu (đối với cá nhân) và 80 -100 triệu (đối với tổ chức) theo Khoản 4 – Điều 20.
Giấy xác nhận công bố an toàn thực phẩm là kết quả của quá trình thẩm định hồ sơ công bố của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dành cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo quy định pháp luật thì công bố quy định an toàn thực phẩm cần phải có giấy xác nhận công bố từ quan quan chức năng theo chỉ định trước khi đưa sản phẩm vào thị trường nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe người dùng. Nếu doanh nghiệp tự lưu hành sản phẩm mà chưa đăng ký công bố với cơ quan chức năng thì sẽ bị phạt theo quy định trước pháp luật.
Làm sao để thực hiện công bố an toàn thực phẩm?
Cơ quan tổ chức cấp chỉ định công bố an toàn thực phẩm đó là:
- Cục An toàn thực phẩm: Cấp giấy công bố cho thực phẩm chức năng, phụ gia và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài đã qua chế biến bao gói sẵn, bao gói và dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm sản phẩm nhập khẩu chỉ nhằm phục vụ trong nội bộ doanh nghiệp;
- Chi cục An toàn vệ sinh: Cấp cho sản phẩm thực phẩm được sản xuất trong nước. Cụ thể là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn (trừ thực phẩm chức năng), bao gói và các dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
- Cục An toàn thực phẩm/ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm: Công bố cho các sản phẩm sản xuất trong nước để xuất khẩu ra nước ngoài khi có yêu cầu của nước nhập khẩu;
- Cục An toàn thực phẩm/ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm: Công bố cho sản phẩm thực phẩm có cùng chất lượng của cùng một tổ chức chịu trách nhiệm về sản phẩm nhưng được sản xuất tại hai tỉnh, thành phố trở lên.
Xem thêm: giấy xác nhận công bố an toàn thực phẩm
Để đăng ký công bố quy định an toàn thực phẩm cần phải làm gì?
Để đăng ký công bố quy định an toàn thực phẩm cho sản phẩm của doanh nghiệp mình tiên doanh nghiệp cần phải đảm bảo được các chỉ tiêu an toàn thực phẩm của sản phẩm đó theo các tiêu chí được cơ quan chức năng quy định. Để có kết quá chính xác nhất thì cần đem mẫu sản phẩm thực phẩm đi kiểm định đạt tiêu chuẩn.
Đồng thời cần phải chuẩn bị hồ sơ gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thẩm định hợp pháp của hồ sơ sau đó cơ quan ra quyết định cấp giấy công bố hay không? Doanh nghiệp làm hồ sơ cần thực hiện dựa vào các văn bản pháp luật sau:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ, chính xác hồ sơ doanh nghiệp mang nộp tại cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp phát sinh cần thực hiện các vấn đề để xử lý hồ sơ kịp thời. Sau cùng sẽ được trả lại giấy xác nhận công bố an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, các trường hợp lỗi phát sinh mỗi hồ sơ doanh nghiệp nộp sẽ khác nhau, do đó việc xử lý hồ sơ cũng khác nhau. Doanh nghiệp nếu không có chuyên môn trong vấn đề này sẽ rất khó xử lý hồ sơ.
Vậy nên, nhằm đảm bảo tiến độ kinh doanh của doanh nghiệp cũng như giảm sai sót, giảm chi phí nhất bạn có thể liên hệ với đơn vị thực hiện dịch vụ công bố thực phẩm, công bố quy định an toàn thực phẩm để có thể giúp doanh nghiệp mình thực hiện công bố sản phẩm một cách nhanh chóng, giảm thiểu thời gian và chi phí trong quá trình thực hiện.
Oceanlaw – đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm dịch vụ công bố thực phẩm chuyên nghiệp, xử lý tình huống nhanh và chính xác nhất.
Thông tin liên hệ:
Website: https://congbothucphamnhanh.com/
Hotline: (024) 3795 7779/ 0904 445 44