Thực phẩm bổ sung là gì? Tự công bố thực phẩm bổ sung là gì? Quy trình, thủ tục hồ sơ công bố thực phẩm bổ sung cần thực hiện như thế nào? Hồ sơ công bố thực phẩm bổ sung trong nước, công bố thực phẩm bổ sung nhập khẩu cần những nộp những giấy tờ nào?
Nếu Quý doanh nghiệp chưa hiểu rõ các quy trình, thủ tục công bố thì hãy đọc bài viết dưới đây. Oceanlaw sẽ chia sẻ đến Quý bạn đọc đầy đủ chi tiết trình tự công bố thực phẩm bổ sung dưới khía cạnh pháp lý và thực tiễn nhất. Đừng bỏ lỡ nhé!
Thực phẩm bổ sung là gì?
Thực phẩm bổ sung là một phần của thực phẩm chức năng. Theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010 giải thích tại điều 2 khoản 9 như sau: Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để bổ sung, hỗ trợ chức năng của cơ thể cho con người. Thực phẩm giúp tăng thể trạng, tình hình sức khoẻ thêm thoải mái và tăng cường bảo vệ sức khoẻ.
Theo Bộ Y tế, sản phẩm thực phẩm bổ sung là thực phẩm dùng để hỗ trợ, bổ sung chức năng cho cơ thể. Thực phẩm bổ sung là sản phẩm dinh dưỡng giúp dễ hấp thụ hoặc tự bổ sung một số chất mà cơ thể không tự thực hiện được.
Tổ chức, cá nhân cần thực hiện công bố thực phẩm bổ sung
- Các tổ chức doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng trong nước có giấy phép đăng ký kinh doanh tại Việt Nam
- Đại diện công ty nước ngoài đưa sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.
Thủ tục công bố thực phẩm bổ sung:
Thủ tục công bố thực phẩm bổ sung nhập khẩu
Hồ sơ công bố thực phẩm bổ sung nhập khẩu bao gồm:
- Bản công bố hợp quy/ phù hợp quy định An toàn thực phẩm của Bộ Y tế cấp.
- Thông tin chi tiết về sản phẩm thực phẩm bổ sung muốn công bố.
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do ( Free sale) hoặc Giấy chứng nhận y tế hoặc tương đương do cơ quan nhà nước xuất xứ có thẩm quyền cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật Việt Nam về thực phẩm.
- Giấy phép CA (Certyficate Of Analysis) – Bảng phân tích thành phần sản phẩm – của nhà sản xuất hoặc phiếu kiểm nghiệm của nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm định độc lập nước xuất xứ.
- Kế hoạch giám sát định kì đối với sản phẩm cần công bố.
- Nhãn và nội dung nhãn phụ của sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ của thực phẩm bổ sung. Đối với sản phẩm lần đầu tiên nhập về Việt Nam thì cần mẫu sản phẩm hoàn chỉnh.
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân ( 02 bản sao y chứng thực).
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân.
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 2200 ( Bản chứng thực).
- Tài liệu chứng minh hoặc thông tin về tác dụng của thành phần tạo nên sản phẩm bổ sung.
Thủ tục công bố thực phẩm bổ sung trong nước
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Giấy Kiểm nghiệm chỉ tiêu chất lượng sản phẩm (Nếu có);
- Mẫu sản phẩm (Nếu chưa có kiểm nghiệm sản phẩm);
- Bản thiết kế nhãn.
Nơi nộp hồ sơ công bố thực phẩm bổ sung.
Bộ Y tế – Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
Thời gian công bố thực phẩm bổ sung
- Đối với công bố thực phẩm bổ sung sản xuất trong nước của công ty bạn từ 10 – 15 ngày làm việc.
- Đối với công bố thực phẩm bổ sung nhập khẩu từ 20-25 ngày làm việc.
Tạm kết
Trên đây là các thông tin liên quan đến công bố thực phẩm bổ sung. Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bạn diễn ra thuận lợi và nhanh chóng bạn có thể liên hệ với Oceanlaw – đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ công bố thực phẩm nói chung và chi tiết các dịch vụ như công bố thực phẩm chức năng, công bố thực phẩm thường trong và ngoài nước,…
Nếu doanh nghiệp chưa hiểu rõ hay nắm bắt được quy trình công bố có thể liên hệ với chúng tôi theo hotline 0904 445 449 để được chuyên viên tư vấn hỗ trợ cho bạn.
Thông tin liên hệ:
Website: https://congbothucphamnhanh.com
Hotline: (024) 3795 7779 hoặc 0904 445 449