Nếu như trước đây, các sản phẩm đầu phải đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan nhà nước. Thì hiện nay, với một số sản phẩm thực phẩm doanh nghiệp có thể tự thực hiện đăng ký công bố thực phẩm hay tự công bố an toàn thực phẩm cho sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Nhưng thủ tục thực hiện như thế nào? Để khách hàng hiểu được vấn đề này, Oceanlaw xin giới thiệu quy trình tự công bố sản phẩm đúng quy trình. Cùng theo dõi bài viết sau nhé!
1. Tại sao phải công bố sản phẩm
Chất lượng của sản phẩm hay thực phẩm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người tiêu dùng, do đó tất cả các sản phẩm hay thực phẩm sản xuất nội địa hay nhập khẩu đều phải tiến hành tự công bố sản phẩm theo luật định.
Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định rõ ràng việc thi hành một số điều của Luật ATTP: Quy định tất cả các tổ chức, cá nhân đang sản xuất kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam phải tiến hành tự công bố sản phẩm (hay công bố hợp quy)cho các sản phẩm của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi bày bán, lưu thông trên thị trường.
Tự công bố sản phẩm áp dụng cho: Thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn; phụ gia; chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm (gọi chung là sản phẩm) đã có quy chuẩn kỹ thuật QCVN hoặc TCVN.
2. Những thực phẩm trong danh sách tự công bố sản phẩm
Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP thì những thực phẩm sau sẽ nằm trong nhóm thực phẩm mà doanh nghiệp có thể tự công bố kết quả sau đó gửi bản công bố đến cơ quan chức năng.
Sau khi công bố thì những thực phẩm này sẽ được lưu thông và kinh doanh trên thị trường theo đúng luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu công ty nào không công bố mà vẫn buôn bán thực phẩm thì sẽ bị xử phạt theo pháp luật nhà nước.
2.1 Thực phẩm thường sản xuất trong nước
Đối tượng đầu tiên có thể làm thủ tục tự công bố thực phẩm thường sản xuất trong nước.
Những thực phẩm này không yêu cầu quá cao và có thể sử dụng cho mọi đối tượng nên doanh nghiệp có thể tự công bố về thành phần cũng như chức năng mà thực phẩm mang lại.
2.2 Thực phẩm thường nhập khẩu
Hàng nhập khẩu cũng có thể tự công bố vệ sinh an toàn thực phẩm mà không cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, thực phẩm này phải là thực phẩm thường nhập khẩu. Nghĩa là thực phẩm nhập khẩu này không bắt buộc dành cho những đối tượng đặc biệt.
Không phải tất cả những thực phẩm nhập khẩu đều cần đăng ký với cơ quan chức năng. Bởi đối với một số thực phẩm nhập khẩu thường xuyên sử dụng và không khuyến cáo nên dùng cho những đối tượng nào thì doanh nghiệp cũng có thể tự công bố thực phẩm thường nhập khẩu.
2.3 Thực phẩm dinh dưỡng, chức năng
Nhóm thực phẩm tự công bố tiêu chuẩn nữa là thực phẩm dinh dưỡng. Trong đó, thành phần dinh dưỡng, chất phụ gia và những vấn đề liên quan được công ty nghiên cứu và tự công bố trên thị trường.
Thực phẩm dinh dưỡng cũng chứa nhiều nhóm thực phẩm khác nhau. Trong đó, thực phẩm chế biến gói sẵn sẽ được tự công bố.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tự công bố một số sản phẩm thực phẩm đóng gói có sẵn, những vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh hoặc những dụng cụ đựng thực phẩm cũng nằm trong danh sách tự công bố.
3. Thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm
Khi đã biết được nhóm thực phẩm có thể tư vấn công bố sản phẩm thì doanh nghiệp cần tìm hiểu cho mình thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm bao gồm những gì?
Mỗi doanh nghiệp khi muốn hoàn thành thủ tục tự công bố an toàn thực phẩm thì việc đầu tiên đều cần phải làm đó chính là chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nhất.
Phần hồ sơ này là điều kiện nhất thiết phải có và tuyệt đối không được sai sót. Vì vậy, khi muốn tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm thì doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ mục này.
Hồ sơ này bao gồm
- Bản tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Bản này đã có mẫu sẵn theo mẫu số 01 nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành.
- Bản tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm. Thời gian được tính 12 tháng cho đến ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng.
Trong phiếu này cần ghi rõ các chỉ tiêu an toàn thực phẩm đã được công bố do bộ Y tế ban hành và công nhận.
Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền
Bước thứ 2 trong thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm chính là bước nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền. Khi doanh nghiệp đặt trụ sở ở đâu thì nộp tại cơ quan địa phương, tỉnh, trung ương tương ứng.
Khi đến những cơ quan có thẩm quyền này thì doanh nghiệp nộp 1 bản tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Sau đó, sẽ được công bố sản phẩm của mình cho mọi người cùng biết.
Có thể sẽ công bố trên những phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài chẳng hạn. Hoặc cũng có thể được công bố trên trang thông tin điện tử, website của chính công ty. Miễn sao, khách hàng và cơ quan thẩm quyền có thể nhìn thấy được chỉ tiêu an toàn của những loại thực phẩm doanh nghiệp công bố.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật
Một điểm mà doanh nghiệp cần biết là khi hoàn thành thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm thì ngoài việc thực phẩm của doanh nghiệp sẽ được tự do kinh doanh trên thị trường.
Doanh nghiệp còn phải tự đứng ra chịu trách nhiệm trước những gì mà mình tự công bố. Đặc biệt, khi có vấn đề liên quan đến thực phẩm như thực phẩm không hợp vệ sinh hoặc không đủ an toàn thì doanh nghiệp sẽ phải đứng ra giải trình với cơ quan có thẩm quyền.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ
Bước cuối cùng chính là cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp. Hồ sơ này sẽ được lưu trữ tại cơ quan tiếp nhận và trên website chính thức của cơ quan này cũng đăng tải những thông tin cần thiết về tên công ty, bản tự công bố và những thực phẩm mà doanh nghiệp đã tự công bố trước đó.
Khi tiếp nhận và lưu trữ thì cơ quan có thẩm quyền chỉ làm nhiệm vụ trung gian đăng tải những thông tin cần thiết lên trang web. Còn trách nhiệm hoàn toàn vẫn thuộc về doanh nghiệp nên doanh nghiệp cần lưu ý rõ vấn đề này.
Tạm kết
Trên đây là các thông tin liên quan đến tự công bố an toàn thực phẩm. Nếu doanh nghiệp đang cần tư vấn hay hỗ trợ thực hiện thủ tục công bố thực phẩm thì có thể liên hệ với Oceanlaw – một đơn vị lâu năm trong lĩnh vực công bố.
Website: https://congbothucphamnhanh.com/
Hotline: (024) 3795 7779/ 0904 445 449
Xem thêm: công bố nguyên liệu thực phẩm