Mọi sản phẩm trước khi đưa ra thị trường đều phải được công bố. Và thực phẩm thường sản xuất trong nước cũng không ngoại lệ. Bởi việc công bố thực phẩm là một thủ tục hành chính khá phức tạp, không phải đơn vị nào cũng có thể hiểu và thực hiện một cách chỉn chu, hoàn chỉnh được.
Bài viết dưới đây Oceanlaw sẽ tư vấn, chia sẻ cho bạn quy trình công bố thực phẩm thường trong nước theo đúng quy định của pháp luật. Cùng theo dõi bài viết để biết thêm thông tin về việc công bố sản phẩm nhé.
1. Khi nào cần đăng ký công bố thực phẩm thường
Tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định chi tiết về việc thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. Những sản phẩm thực phẩm cần phải được đăng ký công bố và cấp số trước khi đưa ra bên ngoài thị trường bao gồm:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Thực phẩm dinh dưỡng, dùng cho chế độ ăn đặc biệt, dùng riêng cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi
- Các loại phụ gia thực phẩm có công thức mới, không đúng đối tượng sử dụng theo quy định của Bộ y tế hoặc không có trong danh mục phụ gia được phép sử đụng trong thực phẩm
2. Hồ sơ công bố thực phẩm thường trong nước
Hồ sơ gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin giấy xác nhận công bố thực phẩm bao gồm:
- Bản công bố thực phẩm (theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP)
- Giấy chứng nhận an toàn sức khỏe (Health Certificate) hoặc Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Freesale) được áp dụng riêng cho thực phẩm nhập khẩu.
- Các tài liệu khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm được Bộ y tế chấp thuận.
- Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất GMP.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Phiếu kết quả kiểm định.
- Bản dịch các tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.
3. Quy trình về công bố thực phẩm thường trong nước
Để quý khách nắm rõ hơn về dịch vụ công bố thực phẩm thường trong nước của Oceanlaw, bạn có thể tham khảo những quy trình như sau:
- Tiếp nhận các thông tin cần tư vấn từ khách hàng;
- Chuyên viên đại diện để tư vấn hồ sơ và xem xét tính phù hợp của các giấy tờ liên quan.
- Xem xét tình trạng của sản phẩm và các thành phần phụ gia cấu tạo nên sản phẩm đó có được phép sử dụng hay không.
- Chụp lại hình sản phẩm và bao bì chứa đựng sản phẩm.
- Xây dựng các chỉ tiêu và nhận mẫu đi gửi kiểm nghiệm tại Trung tâm kiểm nghiệm được Bộ Y Tế công nhận.
- Soạn thảo các giấy tờ, hồ sơ Tự công bố sản phẩm và hồ sơ Đăng ký bản công bố sản phẩm theo đúng quy định của Bộ Y Tế.
- Gửi khách hàng ký hồ sơ và tiến hành nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công của Cục An Toàn Thực Phẩm hoặc Sở y Tế các tỉnh.
- Trực tiếp thao tác xử lý hồ sơ qua mạng và tiến hành ký số hồ sơ nộp về Cục An Toàn Thực Phẩm – Bộ Y Tế hoặc Sở Y Tế.
- Trực tiếp trao đổi với cán bộ xử lý hồ sơ ở Cục An Toàn Thực Phẩm – Bộ Y Tế về các yêu cầu bổ sung nếu có
- Thanh toán các phí và nhận kết quả hồ sơ công bố thực phẩm.
- Giao kết quả hồ sơ công bố thực phẩm cho khách hàng.
Tạm kết
Trên đây là quy trình, công bố thực phẩm thường tại Oceanlaw. Nếu có thắc mắc hay gặp bất kể một khó khăn, rắc rối nào liên quan đến việc công bố sản phẩm, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Oceanlaw để được các chuyên viên giải quyết.
Oceanlaw – đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ công bố thực phẩm sản xuất trong nước và cả thực phẩm nhập khẩu. Chúng tôi cam kết thực hiện thủ tục hồ sơ nhanh nhất và tiết kiệm chi phí nhất cho quý doanh nghiệp. Khách hàng không phải thực hiện bất kể một thủ tục giấy tờ nào liên quan. Chúng tôi sẽ đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.